Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2024

VÀI NÉT VỀ TRANH SIÊU THỰC

VÀI NÉT VỀ TRANH SIÊU THỰC

Tranh siêu thực (Surrealism) là một phong trào nghệ thuật xuất hiện vào đầu thế kỷ 20, khoảng những năm 1920, với mục tiêu diễn tả những trạng thái tâm trí và thực tại bên trong tiềm thức. Tranh siêu thực được lấy cảm hứng từ những ý tưởng của Sigmund Freud về giấc mơ và vô thức, nơi mà người ta tin rằng những cảm xúc và suy nghĩ thực sự của con người có thể được bộc lộ mà không qua sự kiểm soát của lý trí.
 
Đặc điểm của tranh siêu thực:

1. Biến hóa hình ảnh:
Tranh siêu thực thường mô tả những đối tượng quen thuộc nhưng được biến hóa thành những hình dạng, kích thước hoặc bối cảnh không thực tế, giống như trong giấc mơ.

2. Kết hợp bất ngờ: Sự kết hợp của những vật thể, cảnh quan, hoặc con người theo cách kỳ lạ và phi lý, tạo ra cảm giác bí ẩn và khác thường.

3. Thực tại và siêu thực đan xen: Tranh siêu thực thường là sự pha trộn giữa những yếu tố thực tế và những yếu tố tưởng tượng hoặc không có thật, khiến người xem cảm thấy như bước vào một thế giới khác lạ và mơ hồ.

4. Phản ánh tiềm thức: Các họa sĩ siêu thực cố gắng giải phóng trí tưởng tượng và tiềm thức, thường mô tả những cảnh trong mơ hoặc những hình ảnh bất hợp lý, không tuân theo những quy luật tự nhiên.


Một số họa sĩ siêu thực nổi tiếng:


- Salvador Dalí (San-va-đo Đa-li): Ông nổi tiếng với bức tranh *Sự dai dẳng của ký ức* (The Persistence of Memory), trong đó những chiếc đồng hồ chảy nhão thể hiện sự biến dạng của thời gian.
 




- René Magritte (Rơ-nây Ma-gờ-rít): Ông thường sử dụng hình ảnh đầy ẩn dụ và những sự kết hợp kỳ quái, như bức *Người đàn ông với chiếc mũ quả dưa* (The Son of Man).

 

- Max Ernst (Mác-ơn): Nghệ sĩ người Đức này thường tạo ra những cảnh kỳ quặc và khó hiểu, thể hiện cảm giác lạc lõng và siêu thực của cuộc sống.(tác phẩm: Oedipus Rex, 1922)
 
  

                     








Tranh siêu thực thường khiến người xem tự hỏi về ý nghĩa sâu xa của tác phẩm và thách thức nhận thức thông thường về thế giới.

MỘT SỐ TÁC PHẨM NỔI TIẾNG

The big family - Rene Magritte


Piazza d'Italia - Giorgio de Chirico


I and the Village-  Marc Chagall


Three Sphinxes of Bikini - Salvador Dali



Harlequin's Carnival - Joan Miro



Trường phái tranh Siêu Thực - Trường phái tranh hiện thực

Các trường phái hội họa với nhiều giá trị vẫn còn ảnh hưởng đến nền hội họa ngày nay. Như trường phái tranh hiện thực và trường phái tranh siêu thực.

1.Trường phái tranh siêu thực ( Surrealism 1924-1938)

1.1. Giới thiệu về trường phái tranh siêu thực
Là trường phái tranh vô cùng đặc biệt. André Breton (1896-1966) là người khởi xướng cho chủ nghĩa siêu thực vào năm 1924. Hình ảnh con người hay mọi vật xung quanh đều được thể hiện bằng góc nhìn khác. Mang đến người xem nhiều cảm xúc, dẫn người xem vào một thế giới:Khác lạ mà vẫn gần gũi.
Kỷ ảo, mơ hồ. Bí ẩn đôi khi trở nên khó hiểu.

Sự sáng tạo không giới hạn, thông qua những hình ảnh mang tính biểu tượng đặc sắc, thú vị có khi kỳ quái, khó hiểu. Những tâm tư sâu kín hay tâm trí vô thức của người họa sĩ được bộc lộ, phơi bày lên tranh. Có lẽ chính vì khi vẽ những điều vô hình, không cầm nắm được nên những tác phẩm trường phái này tạo nên sức hút vô cùng mãnh liệt.

1.2. Tác giả và tác phẩm nổi bật
Salvador Dali (1904-1989):
Là họa sĩ người Tây Ban Nha. Ông là người nghệ sĩ với tài năng thiên bẩm. Khi ông mới 6 tuổi năng khiếu hội họa đã được bộc lộ. Những thông tin về cuộc đời ông từ tuổi thơ, thiếu niên…cho ta thấy được một điều. Rằng sẽ không có trường phái nào phù hợp với ông hơn trường phái siêu thực. Chính vì vậy mà những tác phẩm của ông đã khởi nguồn cho hội họa thế kỷ 20. Cùng nhau xem qua những tác phẩm của ông:


“Persistence of Memory”, 1931. Hình ảnh chiếc đồng hồ, cùng như yếu tố thời gian, xuất hiện khá nhiều trong tranh của ông.




“Sleep”, 1937.




“Swans Reflecting Elephants”, 1937. Đây là một trong những tác phẩm rất được yêu thích. Bởi sự thú vị giữa hình ảnh thiên nga và các chú voi trong tranh.
André Masson (1896-1987):


Là người họa sĩ được biết đến bằng phương pháp vẽ tự động. Cho phép bàn tay của mình di chuyển tự do trên khung vẽ mà không có sự tính toán nào. Vì ông muốn dựa vào sức mạnh sáng tạo của vô thức. Vì vậy mà tranh của ông trông sẽ có chút hơi rối rắm, khó hiểu. Bên cạnh đó chúng mang nhiều sự ấn tượng và khác biệt.


“Automatic Drawing”, 1924



“Pupae to Toledo”, 1935.



“Iconic views of Toledo”, 1936.
Rene Magritte (1898-1967):


Một họa sĩ theo trường phái siêu thực nổi tiếng người Bỉ. Tác phẩm của ông thể hiện sự rõ ràng và đơn giản. Từ nét vẽ đến màu sắc, bố cục. Nhưng lại luôn ẩn chứa một sự bí ẩn. Khiến người xem bị cuốn hút và muốn tìm hiểu sâu hơn.


“The Lovers II”, 1928



“The Treachery of Images”, 1929



“Time Transfixed”, 1938


1.3. Sự ảnh hưởng của trường phái tranh siêu thực và trường phái tranh hiện thực đối với hội họa kỹ thuật số (digital painting).

Tuy thời gian từ khi phát khởi đến chấm dứt chỉ sau 14 năm. Nhưng trường phái này đã ghi dấu ấn cho nền nghệ thuật. Cho đến nay, nó vẫn ảnh hưởng đến nền hội họa nói chung và ngành hội họa kỹ thuật số nói riêng.

Hội họa kỹ thuật số cùng với sự hỗ trợ về các phần mềm nâng cấp, các công cụ hiệu ứng tinh xảo. Chúng đã giúp thể hiện được góc nhìn đầy sáng tạo của người họa sĩ. Đôi khi có những hiệu ứng mà tranh truyền thống phải mất khá nhiều thời gian để diễn tả. Chính nhờ thế mạnh này, người họa sĩ dễ dàng triển khai ý tưởng và trí tưởng tượng bay bổng của mình. Tạo nên sự sáng tạo dồi dào có trong tranh siêu thực.

Tác động mạnh mẽ nhất chắc hẳn là công việc vẽ minh họa ngày nay. Tính biểu tượng trong tranh minh họa cũng rất gần với tính biểu tượng trong tranh siêu thực. Với công việc vẽ minh họa, người họa sĩ có thể tự do tạo nên thế giới siêu thực đầy hấp dẫn. Giải phóng những ý tưởng. Biến chúng thành những tác phẩm. Mặc dù có sự khó hiểu, bất hợp lý nhưng vẫn mang sự thu hút bởi góc nhìn khác lạ, mới mẻ và tự do.

2.Trường phái tranh hiện thực (Realism 1849 – 1874)

2.1. Giới thiệu trường phái tranh hiện thực

Là trường phái ra đời vào giữa thế kỉ 19, trong thập niên 1850 bắt nguồn tại Pháp. Tác phẩm hội họa của trường phái này là sáng tác dựa trên đời sống của con người và môi trường xã hội xung quanh. Cụ thể là đời sống của tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động.

Bằng phương pháp khắc họa một cách chân thực và sống động nhất, những tác phẩm đã tạo nên sức hút và ấn tượng về:Độ tỉ mỉ, tinh xảo trong từng chi tiết.
Tính chân thật của tranh với hình ảnh bên ngoài.
Thủ pháp miêu tả đặc sắc.

Những yếu tố, sự việc hư cấu, tưởng tượng hay siêu nhiên là những nội dung, chủ đề mà trường phái này thường không khai thác.

2.2. Tác giả và tác phẩm nổi bật
Jean Désiré Gustave Courbet (1819 - 1877):
Là họa sĩ Pháp. Ông là người khởi nguồn trào lưu cho trường phái này vào thập niên 1840. Những tác phẩm của ông đặc sắc về độ tả thực từng gương mặt, hình thể, cảnh vật. Tranh của ông còn thể hiện những góc nhìn độc đáo về mọi điều diễn ra trong bối cảnh lúc bấy giờ. Chúng ta hãy cùng xem qua vài tác phẩm tiêu biểu sau:

“Đám tang ở Ornans” sáng tác 1849-1850. Bức tranh ghi lại đám tang vào tháng 9 năm 1848 của người chú cố của ông tại nơi sinh của họa sĩ, thị trấn nhỏ Ornans.


“The Wheat Sifter” sáng tác 1854-1855. Bức tranh vẽ lại cảnh sàng lọc lúa mì.


“The Wave” sáng tác 1870. Bức tranh mô tả chuyển động của sóng biển.
Jean-Francois Millet (1814 - 1875)



Là họa sĩ nổi bật và có ảnh hưởng của phong trào nghệ thuật Hiện thực ở Pháp. Tác phẩm của ông thường miêu tả những người nông dân trong điều kiện xã hội đương thời. Có lẽ là do một phần ông gắn liền với vùng quê tại Pháp từ khi sinh ra và lớn lên. Những tác phẩm tiêu biểu của ông:


“The Sower” sáng tác 1850. Bức tranh vẽ lại cảnh gieo hạt của người nông dân.


“The Gleaners” sáng tác 1857. Bức tranh tả cảnh thu nhặt trên cánh đồng. Có nhiều sự tranh luận về tác phẩm này bởi nội dung mà họa sĩ muốn truyền tải.



“The Angelus” sáng tác 1857- 1859. Bức tranh vẽ lại cảnh hai người nông dân đang cúi đầu cầu nguyện.
Rosa Bonheur (1822 - 1899):


Nữ họa sĩ sinh ra trong một gia đình giàu có và được nhiều người biết đến từ năm 19 tuổi. Đặc biệt là tại Anh và Mỹ. Nữ hoàng Victoria dành nhiều lời khen tặng những tác phẩm của bà. Trong tranh của bà thường xuất hiện hình ảnh các loài động vật, tạo nên nét đặc sắc rất riêng.


“ The Horse Fair” (1852–1855). Bức tranh vẽ lại cảnh sống động tại hội chợ.


“Ploughing in the Nivernais” 1849. Bức tranh tả lại cảnh chăn bò của người nông dân.


“Sheep in the Highlands”1857. Bức tranh vẽ lại bầy cừu trên thảo nguyên.

2.3. Sự ảnh hưởng đối với hội họa kỹ thuật số ( digital painting)
Hiện nay để phục vụ cho thị trường xã hội thì hội họa kỹ thuật số ngày càng phát triển và trở nên đa dạng về tính năng. Được dựa trên những nền tảng của hội họa truyền thống chỉ khác ở công cụ và phương thức biểu hiện. Vì vậy mà những trường phái hội họa cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến hội họa kỹ thuật số. Như thể loại vẽ tranh chân dung kỹ thuật số là một thể loại được nhiều người ưa chuộng. Và càng về sau, những phần mềm đồ họa luôn nâng cấp những tính năng hỗ trợ cho phần này. Như bảng màu sắc tố da hay bộ cọ tả tóc. Và có rất nhiều khóa học chuyên đề vẽ trên các phần mềm nhằm rèn luyện những kỹ năng như tả chất liệu, tả nếp gấp, tỉ lệ cơ thể.

Ngoài ra tinh thần của những tác phẩm cổ điển, cũng như giá trị thẩm mỹ, vẫn là một sức hút và nguồn cảm hứng bất tận. Đối với cả họa sĩ vẽ tranh truyền thống (traditional artist) và họa sĩ tranh kỹ thuật số (digital artist).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

LỊCH VẠN NIÊN

Tháng
Năm

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang